Tời điện hoạt động bằng nguồn điện 220V hoặc 380V, kết hợp với hệ thống cáp thép và tang cuốn để cuốn nhả cáp tải. Điều này tương ứng với thao tác nâng lên và hạ xuống vật nặng theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang. Vậy tời điện có cấu tạo bao gồm những bộ phận nào? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng với Kawasaki Lift tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Cấu tạo tời điện
Động cơ điện
Động cơ tời điện hay còn gọi là motor được chế tạo bằng 100% dây đồng. Điều này đảm bảo khả năng dẫn điện tốt và tăng độ bền cho động cơ. Khi motor vận hành, năng lượng điện được chuyển hóa thành năng lượng cơ học, truyền đến dây cáp để thực hiện thao tác nâng hạ vật nặng một cách nhanh chóng và an toàn.
Hộp số
Hộp số hay còn gọi là bộ truyền động có nhiệm vụ truyền và biến đổi mô-men xoắn, tốc độ từ động cơ đến các bộ phận khác của máy móc. Hộp số giúp điều chỉnh tốc độ, tăng hoặc giảm lực kéo, đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả. Các loại hộp số phổ biến gồm hộp số bánh răng, hộp số hành tinh và hộp số trục vít.
Tang cuốn
Tang cuốn cáp có nhiệm vụ quấn và nhả dây cáp theo chiều quay của động cơ để thực hiện thao tác nâng hạ vật nặng. Tang cuốn thường được chế tạo từ thép chịu lực, đảm bảo độ bền cao và có khả năng chịu tải tốt.
Khi tời hoạt động, dây cáp sẽ quấn quanh tang cuốn một cách gọn gàng nhờ cơ chế dẫn hướng, giúp hạn chế tình trạng rối hoặc chồng chéo dây. Kích thước và thiết kế của tang cuốn cáp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chứa dây cáp cũng như chiều cao nâng hạ tối đa của tời điện.
Hệ thống phanh
Hầu hết các dòng tời điện Kawasaki đều sử dụng hệ thống phanh điện từ. Nguyên lý hoạt động của phanh điện từ là dựa trên dòng điện kích từ. Khi tời hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây điện từ, làm cho phanh nhả ra và cho phép tang cuốn cáp quay. Ngược lại, khi ngắt điện, lực từ biến mất, hệ thống lò xo sẽ ép má phanh lại, tạo ra ma sát để giữ chặt tang cuốn, giúp tời dừng lại ngay lập tức. Nhờ cơ chế này, phanh điện từ đảm bảo an toàn cao, đặc biệt trong các ứng dụng nâng hạ tải trọng lớn.
Hộp điều khiển
Hộp điều khiển tời điện là bộ phận trung tâm giúp vận hành và kiểm soát hoạt động của tời điện, bao gồm các chức năng như bật/tắt, nâng hạ, dừng khẩn cấp. Hộp điều khiển thường được thiết kế dưới dạng nút bấm hoặc điều khiển từ xa, giúp người dùng thao tác dễ dàng và an toàn.
Bên trong hộp điều khiển có các linh kiện quan trọng như rơ-le, công tắc tơ, bộ giới hạn hành trình và hệ thống bảo vệ quá tải. Những bộ phận này giúp đảm bảo tời vận hành ổn định, ngăn ngừa các sự cố như chập cháy, quá tải hoặc lỗi vận hành. Tùy vào từng dòng tời, hộp điều khiển có thể sử dụng dây điện hoặc sóng radio để kết nối với thiết bị, mang lại sự linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Tay điều khiển
Tay bấm điều khiển dây được làm bằng nhựa cao cấp, điều khiển thao tác tời hoạt động lên, xuống, dừng từ xa. Thông thường, điều khiển tời đi kèm với máy có chiều dài khá ngắn khoảng 2m – 3m. Ngoài ra, một số loại tời điện được tích hợp với điều khiển từ xa, có phạm vi hoạt động từ 50m đến 80m.
Các bộ phận khác
Ngoài ra, tời điện còn được cấu tạo bởi các bộ phận khác như cáp thép, khung máy, vòng bi, bánh răng, rơ le,…Các phụ kiện này có thể dễ dàng tự thay thế khi hỏng hóc hoặc hao mòn. Ngoài ra, công đoạn bảo dưỡng, bảo trì sửa chữa tời điện cũng khá đơn giản.
Nguyên lý hoạt động của tời điện
Tời điện hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng lực đóng phanh của máy, trong đó lò xo nén, nam châm điện từ hoặc cần đẩy thủy lực có nhiệm vụ mở phanh. Khi động cơ hoạt động, phanh và động cơ sẽ cùng mở. Ngược lại, nếu mất điện hoặc tắt động cơ, hệ thống sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn.
Để hỗ trợ quá trình hạ vật nặng diễn ra thuận lợi, nhiều dòng tời điện được thiết kế với phanh má hai bên, kết hợp với bàn đạp giúp việc điều chỉnh trở nên linh hoạt hơn. Cơ chế đảo chiều của tời điện được thực hiện bằng cách thay đổi hướng quay của động cơ, thông qua khớp nối và phanh má đặt trực tiếp lên trục vào của hộp giảm tốc.
Tời điện vận hành dựa trên nguyên tắc đảo chiều vật lý, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa tốc độ dây cáp, lực kéo và dung lượng của pa lăng cáp. Khi kết nối với động cơ quay, hệ thống sẽ tự động thực hiện đảo chiều, giúp quá trình nâng hạ vật diễn ra an toàn và hiệu quả.
Ứng dụng thực tế của máy tời điện
Cấu tạo của tời điện rất đơn giản nhưng lại cho sức nâng mạnh mẽ, vì vậy mà tời điện được ứng dụng vào trong nhiều công việc khác nhau. Cụ thể như:
- Xây dựng: Dùng để vận chuyển lên xuống các nguyên vật liệu như vôi, vữa, gạch, xi măng, sắt, thép,…Hoặc cũng dùng để di chuyển các thiết bị máy móc khác giữa các tầng.
- Vận tải: Thường dùng các mã tời điện 500kg, tời điện 1 tấn để bốc dỡ hàng hóa tại các kho xưởng, nhà máy sản xuất, kho hàng, kho bãi.
- Cứu hộ xe: Tời điện 12V, tời điện 24V thường được dùng để cứu hộ xe ô tô trong các trường hợp xe rơi vào ổ voi, bùn lầy hoặc dốc cao, sự cố chết máy,…
- Dân dụng: Thường sử dụng các dòng tời treo mini để kéo các vật nặng lên các tầng.
- Bến cảng, hầm mỏ, công trình thủy lợi: Bốc dỡ kiện hàng, vận chuyển quặng mỏ, đất đá, khoáng sản đã được khai thác tại các công trình,…
Với các thông tin ở trên chắc hẳn các anh đã nắm rõ được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy tời điện. Để đặt hàng các loại tời điện hãy liên hệ ngay với Kawasaki Lift qua hotline 0355.932.886 – 0965.222.589.